Tái chế chai nhựa thành đồ chơi là một giải pháp sáng tạo vừa giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường vừa tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đây còn là hoạt động giúp kích thích khả năng sáng tạo và gắn kết gia đình, thậm chí giúp tiết kiệm tiền bạc. Bài viết dưới đây, Phế liệu Phú Quý gợi ý cho 10 cách tái chế chai nhựa thành đồ chơi cực đơn giản!
1. Lợi ích khi tái chế chai nhựa thành đồ chơi
Chai nhựa là sản phẩm rất thông dụng, được sử dụng rất phổ biến trong đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, các hóa chất được sử dụng trong sản xuất chai nhựa như chì, cadmium và thủy ngân có thể tiếp xúc trực tiếp với con người. Những chất độc này có thể gây ung thư, khuyết tật bẩm sinh, các vấn đề về hệ thống miễn dịch,…
Chai nhựa khi bị chôn lấp sẽ gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Còn khi xử lý rác bằng cách đốt sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Ngoài ra, rác thải từ chai nhựa còn làm phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học. Những cái chết của nhiều loài sinh vật biển sẽ mang đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc làm phá hủy, suy giảm đa dạng sinh học.
Có thể nói, rác thải chai nhựa gây hại rất lớn cho sức khỏe con người, môi trường và cả sinh vật. Vì thế, chúng ta hãy chung tay chống rác thải chai nhựa bằng cách tái chế chai nhựa thành đồ chơi.
2. Một số ý tưởng tái chế chai nhựa thành đồ chơi cho bé
Tái chế chai nhựa thành hộp bút dễ thương
Chuẩn bị dụng cụ
- Chai nhựa
- Băng dính 2 mặt
- Giấy màu
- Kéo
- Dao rọc giấy
Các bước thực hiện
Bước 1: Làm sạch và phơi khô các chai nhựa sử dụng. Dùng kéo cắt đôi chai nhựa. Phần đáy được dùng để làm thân hộp đựng bút, phần miệng chai có thể tận dụng để cắt thành các chi tiết trang trí cho hộp bút đễ thương
Bước 2: Để chiếc hộp đựng bút và đồ dùng học tập của bé thêm nổi bật, bạn có thể sử dụng giấy màu sặc sỡ để cắt các chi tiết như mắt, mủi, miệng,…tạo hình các con vật.
Bước 3: Dùng keo dính 2 mặt để cố định các chi tiết lên hộp đựng bút. Vậy là đã hoàn thành một chiếc hộp đựng bút cho bé vô cùng đáng yêu rồi
Những hộp bút xinh được làm từ chai nhựa
Tái chế chai nhựa thành bảng chữ cái
Dụng cụ chuẩn bị:
- 29 nắp chai nhựa (loại lớn là lựa chọn tốt)
- Bìa carton hoặc bảng gỗ không còn sử dụng
- Bút dạ
- Keo dán
Các bước thực hiện:
Bước 1: Với miếng bìa carton hoặc bảng gỗ, hãy vẽ đầy đủ 29 chữ cái. Đề xuất để khoảng trống giữa các hàng chữ cái lớn hơn so với các nắp chai, để khi bé đặt chữ cái vào bảng, chúng không bị che lấp lẫn nhau.
Bước 2: Viết từng chữ cái lên mỗi nắp chai một cách chính xác và rõ ràng. Như vậy là đã hoàn thành bảng chữ cái bằng nắp chai cho bé vừa chơi vừa học.
Bảng chữ cái được làm từ nắp chai nhựa
Tái chế chai nhựa thành thuyền buồm
Chuẩn bị dụng cụ
- Chai nhựa (loại chai hơi dẹt một chút)
- 1 tấm xốp
- Dây chun
- 1 chiếc que
- Giấy màu
Các bước thực hiện:
Bước 1: Cắt giấy màu thành các hình tam giác để làm cánh buồm cho chiếc thuyền rồi dùng keo cố định vào que đã chuẩn bị.
Bước 2: Cắm cánh buồm vào miếng xốp rồi dùng dây chun cột vào thân chai là bạn đã có ngay một chiếc thuyền buồm, có thể thả vào bồn chơi khi tắm cho bé.
Tái chế chai nhựa thành đồ chơi lồng đèn
Chuẩn bị dụng cụ:
- 1 chai nhựa
- Dao rọc giấy
- Kéo
- Giấy dán trang trí
- Kẽm
- Dây
- Keo dán
Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch chai nhựa.
Bước 2: Cắt chai nhựa thành hai phần bằng nhau. Dùng chính giữa chai làm tâm. Sau đó dùng dao rạch từ trên xuống và dùng dao cắt đi phần đáy chai.
Bước 3: Từ đầu và đáy chai đến vết cắt phải cách một khoảng. Cứ rạch một đường từ trên xuống như thế. Mỗi vết rạch cần cách nhau một khoảng cố định tùy theo bạn muốn.
Bước 4: Cuối cùng là dùng hai tay, ép xuống để những vết rạch cong lại và nếp gấp phải nằm đúng tâm mà bạn đã đánh dấu.
Bước 5: Dùng giấy dán trang trí để dán lên lồng đèn. Bạn có thể dán theo hình thù hoặc họa tiết mà bạn muốn.
Bước 6: Dùng dây kẽm đục hai lỗ đối xứng dưới đáy chai. Dùng dây luồn qua hai lỗ và buộc lại.
Bước 7: Thắp nến và gắn nến lên dây kẽm.
Làm đèn lồng từ chai nhựa
Tái chế chai nhựa thành ống heo đáng yêu
Để dạy trẻ cách tiết kiệm tiền từ nhỏ, phần lớn các gia đình đều chuẩn bị cho các bé một chú heo đất. Tuy nhiên, với khối lượng rác thải nhựa thải ra môi trường ngày càng nhiều như hiện nay, thay vì sắm cho bé một chú lợn mới, tại sao ba mẹ không thử làm đồ chơi bằng chai nhựa và hô biến chúng thành một ống heo xinh yêu cho bé?
Chuẩn bị:
- Vỏ chai nước ngọt bất kỳ
- Dao rọc giấy
- Kéo
- Bút dạ đen
- Kéo dùng để dán nhựa
- Giấy màu
- Sơn acrylic màu nước
Cách làm
- Vẽ hình chiếc lá lên giấy màu rồi cẩn thận cắt rời để làm tai cho chú heo.
- Dùng bút dạ đen đánh dấu 2 đường kẻ trên thân chai nước ngọt, 1 đường để chia chai nước làm đôi, đường thứ 2 là chia đôi phần đáy của chai nước.
- Cắt dọc 2 đường đã vẽ bằng dao rọc giấy, phần nhựa thừa lại giữa 2 đường bút thì bỏ đi.
- Dán phần đầu và phần đáy chai lại với nhau và cố định bằng keo dán.
- Sau khi keo khô hoàn toàn, dùng dao khoét một hình chữ nhật nhỏ trên thân của chai nước sao cho có thể nhét tiền vào trong ống heo.
- Cuối cùng, dùng màu nước hoặc sơn tô màu tùy thích cho ống heo. Màu khô, vẽ mắt, mũi và gắn tai cho chú heo là quá trình làm đồ chơi bằng chai nhựa cho bé đã hoàn thành.
Tái chế chai nhựa thành ống heo
Một số lưu ý khi tái chế chai nhựa thành đồ chơi:
Trong quá trình tái chế chai nhựa thành đồ chơi, bạn cần lưu ý một vài điểm sau để đạt được thành phẩm đẹp và tốt nhất:
- Vệ sinh sạch sẽ chai nhựa: Trước khi tái chế, bạn cần rửa sạch chai nhựa bằng nước và xà phòng để loại bỏ các vết bẩn và vi khuẩn. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng đồ chơi.
- Chọn loại chai nhựa phù hợp: Khi chọn chai nhựa để tái chế, bạn cần chú ý đến kích thước và chất liệu của chai.Bạn nên chọn loại chai nhựa có chất liệu an toàn, không chứa các chất độc hại, đặc biệt là khi làm đồ chơi cho trẻ em.
- Cắt chai nhựa cẩn thận: Khi cắt chai nhựa, bạn cần sử dụng các dụng cụ sắc bén, cẩn thận để tránh bị đứt tay. Ngoài ra, bạn nên đeo găng tay để bảo vệ da.
- Sử dụng các vật liệu an toàn: Khi làm đồ chơi từ chai nhựa, bạn nên sử dụng các vật liệu an toàn, không chứa các chất độc hại. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng đồ chơi.
- Kiểm tra độ chắc chắn của đồ chơi: Sau khi hoàn thành đồ chơi, bạn cần kiểm tra độ chắc chắn của đồ chơi để đảm bảo đồ chơi không bị rơi vỡ, gây nguy hiểm cho người sử dụng
Trên đây Phế liệu Phú Quý đã mách bạn 10 cách tái chế chai nhựa thành đồ chơi cực đơn giản và hữu dụng. Bạn có thể tham khảo để tái chế những chai nhựa đang có trong gia đình mình thành những món đồ chơi dễ thương, xinh xắn, vừa tiết kiệm vừa góp phần giảm thiểu rác thải nhựa thải ra môi trường. Thật nhiều tác dụng hữu ích ! Bạn hãy thử ngay nhé!
Có thể bạn quan tâm
Tháo gỡ nhà xưởng chuyên nghiệp uy tín
Dịch vụ tháo gỡ nhà xưởng chuyên nghiệp uy tín có nhiều ưu điểm vượt trội...
Gợi ý 1 số ý tưởng sáng tạo tái chế chai nhựa thành đồ chơi
Tái chế chai nhựa thành đồ chơi là một giải pháp sáng tạo vừa giảm...
Tái chế giấy như thế nào? Quy trình và thành phẩm ra sao?
Hiện nay, tái chế giấy không còn là một việc quá mới mẻ. Bên cạnh việc giúp...
Thu mua phế liệu công trình giá cao – Chênh lệch đến 30%
Thu mua phế liệu công trình giá cao đang được rất nhiều chủ đầu tư và...
Thu mua máy móc cũ phế liệu giá cao
Trong suốt quá trình hoạt động, Phú Quý đã và đang thu mua máy móc...
Thu Mua Phế Liệu Inox Giá Cao Số 1 Thị Trường
Phế Liệu Phú Quý thanh lập từ năm 2016, với hơn 7 năm kinh nghiệm...
Thu Mua Phế Liệu Sắt Giá Cao Số 1 Thị Trường
Để đáp ứng nhu cầu lớn từ quý khách, Phế Liệu Phú Quý chuyên nhận...
Thu mua phế liệu đồng giá lên đến 350k/kg
Để đáp ứng nhu cầu lớn từ quý khách, Phế Liệu Phú Quý chuyên nhận...